Tầm quan trọng của ppf trong ngành chăm sóc xe

PPF được biết rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, nhờ vào công nghệ tiên tiến mà hiện nay có nhiều sự thay đổi về chất liệu cũng như công nghệ gia công để PPF đạt được tính năng tốt nhất. Trước khi vào bài viết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu PPF là gì?

1. PPF là gì? có bao nhiêu loại PPF trên thị trường?

1.1 Khái niệm về PPF

PPF (từ viết tắt của Pain Protection Film) là một loại màng phim làm từ lớp màng trong suốt, nguồn gốc từ nhựa tổng hợp PVC, TPH, TPU… có tính chất dẻo, đàn hồi, độ bền cơ học/hóa học tốt, chống ăn mòn và chịu nhiệt trên bề mặt ở một mức nhất định.

Hình minh họa

2. PPF có bao nhiêu loại?

Hiện nay, có tổng cộng 03 loại PPF trên thị trường gồm PVC, TPH, TPU. Với mỗi loại sẽ có tính chất và công dụng khác nhau như sau:

2.1 Phim PVC

Được làm từ vật liệu Poly(vinyl) chloride. PVC là một loại vật liệu nhựa polymer phổ biến thứ 3 trên thế giới. Đây là vật liệu PPF thế hệ đầu tiên trên thị trường, cung cấp khả năng bảo vệ tương đối cho bề mặt sơn xe. Thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nhựa trong sinh hoạt, sau khi được tạo thành mảng thì mảng đế vẫn rất dày, cứng, không dễ uốn cong, độ dẻo dai kém, không có khả năng tự phục hồi sau khi bị lực tác động.

Phim PVC
Tại thị trường Việt Nam, Phim PPF PVC thường được gọi là keo dán xe (Hình minh họa)

Do cấu tạo vật liệu cứng nên PVC thường kém trong và cần phải có lớp keo dính mạnh để có thể bám dính với bề mặt sơn xe. Lớp keo dính dày này thường nhanh chóng bị oxy hóa nhanh hơn lớp phim nên bạn sẽ thấy hiện tượng lớp phim một thời gian sẽ bị ố vàng. Tuy nhiên, quá trình thi công phim dán này cũng gây khó khăn cho thợ vì bắt buộc phải dùng súng thổi nhiệt để dán hoàn chỉnh lên bề mặt sơn.

Ngoài ra, tính đàn hồi của phim PVC sẽ bị suy giảm sau một thời gian ngắn sử dụng, làm cho phim bị giòn và nứt gãy. Trong trường hợp phải lột bỏ phim PVC, hầu hết các loại sơn xe đều sẽ gặp những tổn hại nhất định. Nếu bề mặt sơn xe là bề mặt sơn mờ, chủ xe nên cân nhắn dán chất liệu này vì có thể làm bong tróc lớp sơn sau khi lột bỏ phim.

2.2 Phim TPH

Đây là phim PPF thế hệ tiếp theo, được làm từ vật liệu Polyurethane (hay còn gọi là nhựa PU). TPH là có độ dẻo và độ bám dính tốt so với chất liệu tiền nhiệm, quá trình thi công cũng trở nên dễ dàng hơn khi không còn dùng đến súng thổi nhiệt để dán phim lên bề mặt, mà thay thế bằng nước xà phòng hoặc dung dịch chuyên dụng để tăng khả năng kết dính của phim cũng như điều chỉnh góc dán mà keo không dính tức thì.

PHIM TPH
Phim TPH có tính đàn hồi và dẻo tốt so với PVC, song vật liệu này không bền nếu như tiếp xúc hóa chất và chịu thời tiết khắc nghiệt liên tục (Hình minh họa)

Tuy nhiên, dù sở hữu những tính chất vốn có như độ dẻo tốt, độ co giãn cao nhưng TPH rất dễ bị ố vàng sau 1-2 năm sử dụng nếu chịu đựng liên tục thời tiết kém và không bền trước tác động từ hóa chất axit hoặc kiềm.

2.3 Phim TPU

Đây là vật liệu tiên tiến và hiện hành ngày nay, tên gọi đầy đủ là Thermalplastic Polyurethane (hay còn gọi là hợp chất polyurethane nhiệt dẻo), có cùng tính chất và tính năng như TPH, nhưng TPU cho khả năng vượt trội hơn về độ bền (ví dụ: PPF TPU của Xpel danh tiếng của Mỹ được đảm bảo độ bền từ 5-10 năm) cũng như tình trạng bị ố vàng hầu như không còn xuất hiện do có lớp phủ bảo vệ trên nền phim, giữ cho độ trong suốt bền lâu.

Phim TPU
TPU là vật liệu PPF tiên tiến và cao cấp nhưng giá thành đắt đỏ (Hình minh họa)

Vì những tính chất vượt trội và khả năng bảo vệ toàn diện lâu dài trên bề mặt xe, TPU lại có giá thành đắt nhất so với 02 vật liệu còn lại, khiến nhiều người sử dụng ô tô (đặc biệt biệt là thị trường Việt Nam) cân nhắc về vấn đề dán phim.

3. Lựa chọn hàng chính hãng để tránh “mất tiền oan”

Hiện nay, thị trường PPF đang sôi nổi nhưng cũng không kém phần trôi nổi về sản phẩm tràn lan không rõ nguồn gốc, khiến nhiều người sử dụng bị tình trạng “treo đầu dê bán thịt chó”. Để giúp khách hàng hiểu rõ cũng như minh bạch về phim PPF, SGCB đã mở rộng dịch vụ chăm sóc của mình, cho ra mắt 02 dòng sản phẩm PPF chuẩn TPU Polycaprolactone, đây là chất liệu đang được nhiều hãng danh tiếng về PPF sử dụng.

Hai dòng sản phẩm PPF của SGCB được SGCB Việt Nam phân phối độc quyền chính hãng có độ dày lần lượt là 7.5mil và 10mil.

Với kích thước 7.5mil, phim dán sẽ phù hợp cho nhu cầu khách hàng sử dụng xe hàng ngày trong phố hoặc đường trường, giúp bảo vệ toàn diện cho bề mặt sơn xe.

Ngược lại, kích thước 10mil sẽ phù hợp với nhu cầu khách hàng sử dụng xe thiên về “địa hình”, thích sự mạo hiểm, phiêu lưu thường len lỏi vào những cung đường gồ ghề, sỏi đá và bùn đất. Vì kích thước dày đặc mà tấm phim này tạo ra một lớp “áo giáp hạng nặng” bảo vệ tối đa những tác động ngoại lực lên bề mặt xe, vượt qua mọi rào cản trên mọi cung đường.

Lời kết

PPF là sản phẩm phim bảo vệ hiện đại và bảo vệ cho sơn xe, với tính năng vừa bảo vệ vừa bảo quản giúp cho sơn xe luôn bền bỉ theo năm tháng mà không phải lo tu dưỡng sơn sau nhiều năm sử dụng xe. Tuy nhiên, không có sản phẩm nào là không tốt, chỉ có sản phẩm trôi nổi và không chính hãng sẽ làm chất lượng và hình ảnh của sản phẩm đó đi xuống. Vì vậy, hãy là người tiêu dùng thông minh lựa chọn sản phẩm chính hãng và có thương hiệu, uy tín để có được một kết quả tốt nhất.

Cao Duy

Có thể bạn quan tâm:

Dán phim oto PPF TPU 7.5mil & 10.5mil tại SGCB

Phim dán PPF của SGCB bền bỉ như thế nào?

Sự thật về PPF TPU không phải ai cũng biết

error: Content is protected !!